1. Những trường hợp nào không nên thực hiện phẫu thuật nâng ngực?
Người đang tích cực giảm cân hoặc tăng cân không nên phẫu thuật ngực.
Giải đáp:
– Để tránh cho hình dạng và kích thước ngực bị thay đổi, người đang tích cực giảm cân hoặc tăng cân cần chờ đến khi cơ thể có trọng lượng ổn định rồi mới phẫu thuật.
– Người có tiền sử với bệnh u nang vú hoặc trong gia đình có nhiều người thân mắc bệnh ung thư vú.
– Người có thai, đang cho con bú, mắc bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường.
2. Thực hiện phẫu thuật nâng ngực trong độ tuổi nào là tốt nhất?
Giải đáp:
Một số khảo sát cho thấy phụ nữ ở độ tuổi 40 và 50 đã trải qua phẫu thuật ngực với kết quả tốt. Song khách hàng phổ biến của hình thức phẫu thuật này vẫn là phụ nữ trong độ tuổi 30.
3. Việc giải phẫu để nâng ngực có làm gia tăng nguy cơ ung thư vú không?
Giải đáp:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ đặt túi nâng ngực không nằm trong nhóm có nguy cơ gia tăng bệnh ung thư vú. Đồng thời, vòng một được cấy ghép cũng không cản trở việc tầm soát các khối u ở vú.
Phụ nữ đặt túi nâng ngực không nằm trong nhóm có nguy cơ gia tăng bệnh ung thư vú.
4. Việc đặt túi nâng ngực có thể thực hiện ở người có vú bị xệ nhiều không?
Giải đáp:
Thông thường, kỹ thuật đặt túi nâng ngực được áp dụng cho phụ nữ có nhu cầu làm vòng một to hơn. Riêng đối với phụ nữ có vú bị chảy xệ nhiều do tuổi tác, quá trình phẫu thuật sẽ kết hợp đặt túi cùng việc cắt bỏ bớt phần da thừa để tạo hình lại cho ngực. Phương pháp mổ hở ở dưới đường nếp vú (nếp lằn dưới vú) sẽ được thực hiện trong trường hợp này.
5. Chọn bác sĩ thực hiện phẫu thuật cho mình như thế nào để an tâm nhất?
Giải đáp:
– Đó là bác sỹ hoạt động trong các cơ sở giải phẫu thẩm mỹ có giấy phép, có uy tín và kinh nghiệm lâu năm.
– Đó là một bác sỹ mà bạn cảm thấy tin tưởng sau quá trình tư vấn.
6. Câu hỏi gì bạn nên đặt ra với bác sĩ phẫu thuật?
Bác sỹ có thể cho bạn mang thử túi ghép trong áo ngực rồi mới chọn kích cỡ túi cần nâng.
Giải đáp:
– Cuộc phẫu thuật sẽ được thực hiện như thế nào?
– Những trường hợp khẩn cấp nào có thể xảy ra trong ca phẫu thuật và sẽ được xử lý như thế nào?
– Việc phẫu thuật có thể có những biến chứng gì và được bác sỹ “bảo hành” sau đó ra sao?
– Sau khi giải phẫu, bác sỹ có tiếp tục trả lời các thắc mắc của bạn quađiện thoại hay e-mail?
– Chi phí của cuộc phẫu thuật bao gồm thuốc men là bao nhiêu?
7. Làm thế nào để chọn kích thước phù hợp cho đôi gò bồng đảo mới?
Giải đáp:
Đây là một lựa chọn khó khăn cho hầu hết phụ nữ, bởi nó có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thất vọng sau khi đã giải phẫu. Nhiều phụ nữ hình dung sẵn trong đầu một kích cỡ áo ngực mới trước khi đến với cuộc giải phẫu. Tuy nhiên, tốt hơn hết là tham khảo các hình ảnh trước và sau phẫu thuật của những người có hình dáng tương tự với bạn do bác sỹ phẫu thuật cung cấp, sau đó chọn cho mình cỡ phù hợp.
8. Bạn cần chuẩn bị những gì cho cuộc phẫu thuật?
Không ăn uống trong vòng sáu giờ trước khi phẫu thuật.
Giải đáp:
– Không nên uống thuốc aspirin hoặc các sản phẩm chứa aspirin hai tuần trước khi phẫu thuật, bởi thuốc này ảnh hưởng đến khả năng cầm máu.
– Không ăn uống trong vòng sáu giờ trước khi phẫu thuật.
– Không uống bia rượu trong vòng 24 giờ trước khi phẫu thuật.
– Cần có người chăm sóc bạn từ 2–5 ngày sau phẫu thuật.
– Không nên xịt nước hoa, dùng chất khử mùi khi đến phẫu thuật.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét