Theo nghiên cứu, tỉ lệ trẻ em bị sâu răng cao hơn rất nhiều so với người trưởng thành. Vậy nguyên do khiến trẻ em dễ bị sâu răng là gì? Cách chữa sâu răng hiệu quả cho trẻ em đó là cách nào?
1. Tại sao trẻ em dễ bị sâu răng?
Sở dĩ chúng ta cần quan tâm đến các cách chữa sâu răng cho trẻ em vì đây là đối tượng rất dễ mắc phải bệnh lý này. Căn nguyên mấu chốt là do trẻ còn nhỏ, chưa thể tự chăm sóc răng miệng đảm bảo được. Vì thế nên các mảng bám thức ăn còn đọng lại trên răng là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và phá hủy men răng, ngà răng.
Khi trẻ bị sâu răng, nếu đã hình thành lỗ sâu thì sẽ khiến cho trẻ bị kích thích nóng lạnh khi ăn uống rất khó chịu. Bệnh nếu không được hỗ trợ điều trị kịp thời có thể gây ra viêm tủy, viêm xương ổ răng và ap xe răng.
2. Các cách chữa sâu răng cho trẻ em hiệu quả
Với bệnh lý này ở trẻ thì các cách chữa sâu răng như thế nào cần phải dựa trên đặc điểm và mức độ cụ thể của bệnh sâu răng.
Nếu răng trẻ mới chỉ bị chớm sâu thì chỉ cần thực hiện tái khoáng hóa phần men răng bị sâu nhẹ. Khi đó, bác sỹ sẽ sử dụng dung dịch gồm các chất như: cacium, phosphate, florinee để đổ vào bề mặt men bị sâu. Cách này thực hiện rất nhanh và không gây đau đớn gì cho trẻ.
Cách tái khoáng men răng khi trẻ chỉ bị chớm sâu
Nếu đã hình thành lỗ sâu trên răng và gây đau nhức cho trẻ thì không thể chỉ tái khoáng được mà cần nạo sạch mô răng sâu, sau đó hàn trám lại để phục hồi bảo vệ răng và tránh bệnh lý tái phát.
Nếu lỗ sâu răng quá lớn và đã lan tới tủy thì ngoài việc phải nạo sạch mô răng sâu cần phải thực hiện lấy sạch tủy viêm. Sau đó mới tiến hành hàn trám được.
Trong các cách chữa sâu răng cho trẻ em trên đây cần lưu ý đến hai vấn đề sau:
Việc nạo mô răng sâu và lấy tủy viêm cần thực hiện nhẹ nhàng và đảm bảo, không bị sót để tránh đau nhức cho trẻ về sau.
Chất liệu dùng để trám răng phải là sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng y tế, đã được kiểm định an toàn. Một số chất liệu có thể dùng đến như composite, amalgam. Đây đều là các chất liệu dạng dẻo nên dễ thao tác khi hàn trám. Do đó, bác sỹ có thể hoàn tất rất nhanh, không gây ra bất cứ sự đau đớn nào cho trẻ.
Trên đây là những chia sẻ chi tiết về nguyên nhân khiến trẻ em dễ bị sâu răng và cách điều trị hiệu quả.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét