Răng hàm bao gồm răng số 6, 7 và 8 (răng khôn), nằm ở phía trong khuôn hàm và có nhiệm vụ nghiền, xay nhỏ thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Không chỉ vậy, nó còn có chức năng quan trọng giữ sự cân bằng cho khuôn miệng.
Ba chiếc răng hàm (nếu mọc đủ cả răng khôn) có kích thước to dần từ ngoài vào trong, mặt răng rộng, phình to và có hình dáng phức tạp. Những đặc điểm này đều nhằm giúp cho răng hàm thực hiện chức năng nghiền thức ăn của mình tốt hơn.
Để giúp răng luôn chắc khỏe, chân răng hàm thường nhiều hơn những răng còn lại. Răng hàm ở hàm trên có 3 chân còn hàm dưới có 2 chân. Chân răng thường không thẳng mà hơi cong.
2/ Bảo vệ răng hàm như thế nào?
Răng hàm có chức năng vô cùng quan trọng đối với việc ăn nhai và thẩm mỹ của khuôn mặt. Chính vì vậy, khi đã biết răng hàm có mấy chân và những chức năng quan trọng của răng hàm, bạn cần có những biện pháp bảo vệ răng đúng cách.
Thông thường, răng hàm tương đối cứng chắc, chân răng bám trụ tốt nên rất khó bị tác động. Tuy nhiên, khi răng hàm bị tác động lại rất khó điều trị.
Một số trường hợp có thể xảy ra với răng hàm của bạn như: bị lung lay do va đập mạnh, sâu răng, viêm tủy răng…
Chúng tôi khuyên bạn:
Chải răng đúng cách 2 lần/ngày, đừng bỏ qua phần răng hàm tận sâu bên trong – phần mà đa số chúng ta đều không quan tâm.
Vệ sinh răng sau khi ăn bằng chỉ nha khoa.
Không nhai quá nhiều đồ chua, nóng dễ gây kích ứng răng.
Đến nha sĩ ngay nếu phát hiện vấn đề ở vùng răng hàm nói riêng và toàn bộ vùng răng khác trong khuôn hàm nói chung.
Khám răng miệng định kì 3 – 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và có biện pháp điều trị những bệnh răng miệng nếu có.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét