1. Chảy máu chân răng là gì?
Bản chất của chảy máu chân răng xuất phát từ những mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi, thường là do vệ sinh răng miệng không đúng cách, trong đó có 2 bệnh về lợi là viêm lợi và viêm nha chu. Viêm lợi gây ra do sự tích tụ mảng bám quá mức, các triệu chứng khác có thể là đau lợi, sưng lợi.
Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà trong 5 phút 1
Đừng để chảy máu chân răng làm hỏng nụ cười của bạn
Nếu không chữa trị, viêm lợi sẽ trở thành nha chu – một dạng tiêu cực của bệnh về lợi. Người bị viêm nha chu – bệnh của các tổ chức xung quanh răng thường đi kèm với các triệu chứng khác như hôi miệng, có túi mủ ở chân răng, răng yếu, lung lay, có thể dẫn tới rụng răng hoặc áp xe xương ổ răng rất nguy hiểm.
2. Nguyên nhân gây chảy máu chân răng
Sau đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng thường xuyên:
– Do cách chăm sóc răng miệng không đúng cách
Ăn uống xong nếu không súc miệng sạch hoặc không chải răng đúng cách, cặn bã của thức ăn sẽ đọng lại trên răng và lợi cùng với vi khuẩn làm thành một lớp mảng bám trên bề mặt răng. Từ đó, những mảng bám sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng, trong đó có chảy máu chân răng.
– Do bị bệnh nha chu
Bệnh lý nha chu có thể là viêm nướu, nặng hơn là viêm nha chu, lâu ngày nếu không hỗ trợ điều trị răng sẽ lung lay và mất răng. Bệnh nha chu có thể có các dấu chứng như khó chịu, ê răng, đau, hôi miệng, nhạy cảm, lung lay răng, sưng nướu răng, mưng mủ… Tuy nhiên dấu hiệu quan trọng của bệnh là chảy máu răng khi đụng phải hay khi bác sĩ thăm khám.
>> Tự nhiên chảy máu chân răng
Cách chữa chảy máu chân răng tại nhà trong 5 phút 2
Nguyên nhân chính khiến chảy máu chân răng chính là cao răng
– Do bệnh lý răng miệng
Chảy máu chân răng có thể do một số bệnh lý răng miệng khác như sâu răng, viêm quanh răng….
– Do một số bệnh phổ thông khác
+ Bị bệnh thuộc hệ thống tạo máu: do thiếu một vài yếu tố tham gia vào quá trình đông máu như: bệnh ưa chảy máu, bệnh giảm tiểu cầu, thiếu can xi…
+ Bị một số bệnh về gan, do gan tham gia vào quá trình tổng hợp chất đông máu từ vitamin K. Hay chảy máu chân răng có thể do thiếu các vitamin khác….
3. Phương pháp hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng hiệu quả
Khi bị chảy máu chân răng bạn có 2 phương án để hỗ trợ điều trị là tạm thời và hoàn hoàn. Trường hợp tạm thời cũng có thể giúp bạn khỏi bệnh khi tình trạng mới ở mức độ nhẹ. Còn tất nhiên để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên đến khám tại các phòng khám để biết chính xác mức độ bệnh của mình được chỉ định phương án hỗ trợ điều trị tốt hơn.
÷ Súc miệng bằng nước muối ấm: Hãy pha một chút muối với nước ấm và súc miệng 3 lần/ ngày, nước muối ấm sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn tấn công chân răng, làm hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.
÷ Sử dụng trà để hạn chế chảy máu chân răng: Trà có tính kháng khuẩn rất cao, nên bạn có thể lấy 1 túi trà lọc nhỏ và nhúng nó vào cốc nước lạnh. Sau đó lấy túi trà đã được nhúng ướt và lạnh để vào trong lợi bị chảy máu.
Hoặc bạn có thể lấy lá chè tươi, hãm trong bình nước đun sôi, sau đó lấy uống hoặc súc miệng hàng ngày, có tính chất kháng viêm và giảm tình trạng chảy máu chân răng.
Các cách chữa chảy máu chân răng tự nhiên tại nhà
÷ Dùng mật ong: Sau khi đánh răng xong, nhúng một ít mật ong lên đầu ngón tay và chà lên những vùng bị nhiễm trùng ở chân răng. Vì mật ong có chứa lượng đường rất lớn nên chỉ chà vào lợi chứ không nên chà vào răng nếu không muốn bị sâu răng.
÷ Dùng dầu đinh hương: Bạn chỉ cần lấy một chút dầu đinh hương để bôi theo chân nướu, đặc biệt là những vùng bị chảy máu, sẽ làm những vết viêm se lại, khá hiệu quả khi hỗ trợ điều trị chảy máu chân răng.
÷ Bổ sung Vitamin C: Theo giới chuyên môn, trung bình một quả bưởi chứa gần 92,5 mg vitamin C nên bổ sung bưởi vào thực đơn ăn uống hàng tuần, sẽ giúp bạn tăng cường Vitamin C. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung Vitamin C qua các loại hoa quả khác như chanh, cam, xoài, dứa…. để làm hạn chế tối đa tình trạng chảy máu chân răng.
÷ Hãy từ bỏ thuốc lá vì đó chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nướu lợi. Nguyên nhân có thể do thuốc lá làm thay đổi cách cơ thể chuyển hóa vitamin C hoặc người hút thường có chế độ dinh dưỡng kém lành mạnh.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét